Lại chuyện… thủ tục hành chính
Cái nhìn từ các đồng nghiệp Thái Lan vừa dẫn cho thấy: trên bước đường hội nhập để cùng phát triển, cơ sở hạ tầng quan trọng một, thì những vấn đề về “thủ tục hành chính” lại quan trọng hơn gấp nhiều lần.
Trong nhiều chuyến đi tương tự, chúng tôi đã lần lượt làm thủ tục xuất nhập cảnh 8 lần tại 8 cửa khẩu của ba nước (mỗi cửa khẩu đều có cơ quan xuất nhập cảnh, hải quan của 2 nước riêng rẽ). Tôi nhận thấy cách làm của 3 nước hoàn toàn khác nhau: về mẫu tờ khai (có những khoản không cần thiết), cách phục vụ (thời gian kéo dài), nạn mãi lộ (nếu bạn dùng ô tô riêng và làm thủ tục tạm nhập tái xuất).
Du lịch phiền phức
Vì sao hiệp hội đó quan trọng đến vậy, và sao đến nay vẫn chưa được tổ chức?
Trước hết là vấn đề giá cả. Cùng một tour đường bộ trên đường liên Á trong thời gian một tuần, công ty A của Việt Nam chào giá 395 USD, một công ty khác cũng ở Việt Nam (cụ thể là TP.HCM) chào 280 USD; trong khi một công ty B của Thái Lan chào giá gần 300 USD. Giá khác nhau thường phản ánh dịch vụ khác nhau, điều đó là mong đợi của mọi du khách. Nhưng theo chỗ tôi biết, chất lượng khách sạn ở các nước không “giống” với chuẩn sao. Chưa kể, du khách còn gặp phiền phức từ phía hướng dẫn viên đưa vào những địa chỉ không có nhu cầu như cơ sở bán đồ da, đá quý, thuốc chữa bệnh…, bị ép thời gian. Dịch vụ trên đường (chỗ nghỉ giải lao, vệ sinh, đổ xăng…) ở Việt Nam và Lào thì kém xa Thái Lan. Xe vận chuyển do còn chưa thống nhất tay lái và luật giao thông nên cứ thay đổi phương tiện, người lái liên tục trên tuyến.
![]() Trên đường cao tốc đến Bangkok
|
Tất nhiên, khi chúng tôi dùng xe riêng tự lái thì đơn giản hơn nhiều!
* * *
Nhưng bên cạnh nhu cầu lập hiệp hội lữ hành liên Á với các tiêu chuẩn thống nhất, các công ty lữ hành ở miền Trung tại sao chưa triển khai được một phương án tương tự như đồng nghiệp Travel 2020 trong mối liên kết với các hãng hàng không? Câu hỏi này hãy còn bỏ ngỏ.
Thành ra, đi đường bộ liên Á như tôi bây giờ, có lẽ chỉ dành cho những người đã nghỉ hưu, có nhiều thời gian và thích khám phá của điểm đến mang các đặc điểm văn hóa. Đi bằng xe riêng. Thích nghỉ đâu, thăm đâu cũng được, có nhiều bạn bè trên tuyến, hoàn toàn tự chủ… Mà như vậy thì không phải ai cũng đủ “điều kiện” rong chơi.
Liên Á cần “thông tuyến” mạnh mẽ hơnTại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây nguyên (tổ chức ở TP.Đà Nẵng hồi giữa tháng 7), Hành lang kinh tế Đông – Tây được đề cập trong nội dung đề xuất của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển. Hành lang này cần phát triển, kết nối các quốc lộ 14B, 14G, 14D để tạo sự lan tỏa vùng. Trong chương trình xúc tiến thương mại TP.Đà Nẵng năm 2020 thực hiện “mục tiêu kép” phòng chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội được ban hành, có nội dung liên quan đến Hội chợ quốc tế thương mại, du lịch và đầu tư Hành lang kinh tế Đông – Tây Đà Nẵng. P.V
|
Nguồn: Đi chơi… liên Á | Du lịch – vietnamnet.vn